Với tốc độ bùng phát và lan rộng nhanh chóng, Dịch tả lợn Châu Phi đang làm một mối lo ngại cho ngành Chăn nuôi của Việt Nam, gây tổn thất kinh tế cho nhiều hộ gia đình chăn nuôi và người tiêu dùng hoang mang về việc sử dụng chế biến các món ăn từ thịt lợn. Và để hiểu rõ hơn về Dịch tả lợn Châu Phi, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nguồn gốc, biểu hiện dịch bệnh, phương pháp phòng ngừa để hạn chế sự phát triển của dịch bệnh và giảm thiểu lại các tổn thất.
Nguồn gốc và đường lây truyền của bệnh:
Dịch tả lợn Châu phi là loại dịch bệnh do virus gây bệnh, có tên là African Suine Fever Virus (viết tắt là ASF). Đây là loại virus ADN sợi kép, nhân lớn nằm trong tế bào chất của các tế bào bị nhiễm bệnh. ASF gây bệnh sốt lợn ở Châu Phi và dẫn đến cái chết hàng loại cho chúng.
Khởi nguồn dịch bệnh từ các nước Châu Phi, do chủ quan và không nắm bắt được kịp thời về mầm bệnh nên dịch bệnh đã có sự lây lan từ nước này sang nước khác thông qua vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn hoặc thức ăn chưa được nấu chín. Những con lợn bị bệnh không được cách ly ra khỏi đàn lợn khỏe mạnh, khi chúng tiếp xúc với máu, mô, dịch tiết và bài tiết từ những con lợn bị nhiễm bệnh dẫn đến chúng cũng bị nhiễm bệnh theo. Ngay cả khi những con lợn đã khỏi bệnh nhưng mầm bệnh luôn tồn tại trong cơ thể chúng, đây là nguồn mang mầm bệnh dai dẳng. Ngoài ra, virus gây bệnh này còn tồn tại ở nhiều môi trường khác như các máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện, quần áo, giày dép, thức ăn chăn nuôi bẩn đều là những nơi trú ngụ của ASF. Không chỉ vậy, những con bọ ve khi đốt vào những con lợn có bệnh thì bản thân chúng đã là một mầm bệnh tai hoại và không có khả năng kiểm soát chúng gây lây lan sang các con lợn khác được.
Cách nhận biết khi lợn bị mắc bệnh:
Khi lợn bị mắc bệnh, tùy theo độc tính của virus mà tình trạng bệnh của lợn sẽ có các biểu hiện khác nhau, dưới đây là ba thể độc tính của virus gây bệnh.
Thể cấp tính là do virus có độc tính rất cao gây ra. Lợn sốt cao từ 40,5 độ C đến 42 độ C. Trong vòng 2 – 3 ngày đầu tiên, máu giảm bạch cầu và tiêu cầu dẫn đến lợn biếng ăn, không ăn, ủ rũ, nằm chất đống lên nhau, thích nằm ở chỗ bóng râm hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có xuất hiện màu sẫm xanh tím. Trong vòng 1 – 2 ngày trước khi chết, lợn có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu. Lợn chết trong vòng 6 đến 13 ngày hoặc dài nhất là 20 ngày. Lợn nái mang thai có thể sảy thai ở mọi giai đoạn khi mắc bệnh. Tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Nếu lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm virus thể mãn tính thường không có triệu chứng nhưng chúng sẽ là vật chủ mang virus dịch tả lợn suốt đời.
Thể á cấp tính gây ra bởi virus có độc tính trung bình. Lợn có biểu hiệu các triệu chứng không nghiêm trọng. Lợn sốt nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, sụt cân, ủ rũ, viêm toàn bộ phổi nên khó thở, ho có đờm, phổi có thể bị bội nhiễm vi khuẩn kế phát, viêm khớp, vận động khó khăn. Bệnh kéo dài khoảng 5 – 30 ngày, nếu máu ứ trong tim (cấp tính hoặc suy tim) thì lợn có thể chết, lợn nái mang thai có thể sẽ sảy thai. Lợn chết trong vòng 15 – 45 ngày, tỷ lệ chết khoảng 30 – 70%. Lợn có thể khỏi hoặc bị nhiễm bệnh mãn tính.
Thể mãn tính gây ra bởi virus có độc tính trung bình hoặc thấp. Lợn có các triệu chứng khác nhau như giảm cân, viêm cơ tim, viêm phổi dính dườn, viêm các khớp với nhau trong giai đoạn phát triển. Lợn chết trong vòng 2 – 15 tháng, có tỷ lệ tử vong thấp. Lợn khỏi bệnh sau khai nhiễm virus gây bệnh sẽ trở thành mãn tính.
Phương pháp xử lý và phòng chống bệnh dịch:
Virus ASF có sức sống rất cao:
- Trong máu bảo quản lạnh, ASF tồn tại được 6 năm
- Trong lá lách, ASF tồn tại từ 2 năm đến 2,5 năm
- Trong phân ẩm, ASF tồn tại được 122 ngày
- Trong nước tiểu, ASF tồn tại được 45 ngày
Với sức sống mãnh liệt như vậy, nếu chúng ta không có kiến thức về dịch bệnh cũng như khả năng phòng ngừa dịch bệnh thì dịch bệnh lây lan rất nhanh và cao. Hiện nay, chưa có vac – xin phòng ngừa bệnh, vì thế chúng ta cần có kiến thức để phòng ngừa và giảm thiểu bệnh dịch lây lan.
Khi những con lợn bị bệnh thì cần tiêu hủy cả đàn lợn theo phương pháp khoa học tránh sự phát triển của mầm bệnh. Khu vực có dịch cần được cách ly và khử trùng toàn bộ. Chuồng trại phải để chống theo quy định trước khi tái đàn.
Nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan sang những khu vực khác, cần tăng cường quản lý nghiêm ngặt về việc nhập khẩu lợn và các sản phẩm của lợn, đặc biệt là sự thông thương từ quốc gia có mầm bệnh ASF sang các quốc gia khác. An toàn sinh học trong chăn nuôi, củng cố và tăng cường hướng dẫn về phòng ngừa dịch bệnh cho các hộ chăn nuôi.
Con người có bị mặc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi không?
Theo các nghiên cứu y khoa, dịch tả lợn Châu Phi không có khả năng mắc bệnh cho người. Nhưng chúng ta cần đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn để hạn chế mầm bệnh lây lan. Khi lựa chọn các sản phẩm từ lợn để chế biến nên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không nên tẩy chay thịt lợn sạch.